top of page
Ảnh của tác giảSUNNY LAN

Mua bản quyền truyền hình World Cup 2018: VTV nên vì người hâm mộ

[SUNNYDIGITAL] Bản quyền truyền hình phát sóng trực tiếp các trận bóng đá và ngân sách các thương hiệu bỏ ra để quảng cáo giờ vàng mùa cao điểm luôn là vấn đề nóng mỗi vòng chung kết World Cup.

Trong đợt cúp thế giới 2014, giá quảng cáo một spot (30 giây) ở giữa trận là 150 triệu đồng (khung giờ 14-20 giờ), 180 triệu đồng ở khung giờ 23 giờ. Vào vòng loại trực tiếp, giá quảng cáo vọt lên đến 200-250 triệu đồng/spot. Đến tứ kết, bán kết và chung kết thì đến 250-300 triệu đồng/spot.

Với giá này, khai thác đủ 64 trận với bình quân mỗi trận 10 phút ở giữa trận đấu, VTV thu về khoảng 20 triệu USD! Vậy thì năm nay, cho dù mua hơn chục triệu USD (nếu mua sớm), VTV cũng thừa sức kiếm lãi nếu khai thác giỏi.

Tóm lại, đây là một phi vụ kiếm tiền béo bở nếu biết cách làm.

Mua bản quyền truyền hình World Cup 2018: VTV nên vì người hâm mộ

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng VTV cần linh động, hài hòa cân đối các nhiệm vụ kinh tế và chia sẻ với quyền lợi của người dân khi đàm phán mua bản quyền truyền hình World Cup 2018.

Lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) cho biết vẫn chưa kết thúc quá trình đàm phán mua bản quyền truyền hình (BQTH) World Cup 2018 với đối tác nước ngoài do vướng mắc lớn nhất là giá cả. VTV có thể lỗ đến 90% nếu mua được BQTH. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế, bóng đá phản bác điều này.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nêu quan điểm VTV cần linh động, hài hòa cân đối các nhiệm vụ kinh tế và chia sẻ quyền lợi với người dân. Ông cho rằng đây là cơ quan tuyên truyền của nhà nước và được nhà nước cấp các nguồn ưu đãi nhất định. Tất nhiên, bản thân VTV cũng phải tự cân đối hoạt động kinh doanh để bảo đảm nguồn thu sự nghiệp. Vì vậy, nên chăng tính toán nguồn thu sự nghiệp để san sẻ với người hâm mộ bóng đá, nhất là ở một đất nước "cuồng nhiệt" bóng đá như Việt Nam.

"VTV phải tự thu tự chi, lỗ của họ không ai gánh hộ. Do đó, không phải mua bản quyền bằng mọi giá để rồi bị ép giá. Nhưng VTV cũng phải đáp ứng được nhu cầu văn hóa của nhân dân trong một sự kiện lớn được mong chờ của thế giới" - chuyên gia Ngô Trí Long nói và chia sẻ với việc Việt Nam đối mặt giá mua đắt theo xu hướng chung của thế giới nhưng cũng mong có sự san sẻ từ nguồn thu sự nghiệp của VTV với tư cách là đài truyền hình quốc gia.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Tuyết - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng - nhấn mạnh nhu cầu của người dân là quan trọng, không thể nói cái gì lãi mới làm, còn lỗ thì thôi. Giải thích của VTV về giá mua là không ổn, không chấp nhận được. Nếu không đủ kinh phí thì nên báo cáo Chính phủ để có phương án huy động nguồn tài chính.

Trong khi đó, cựu danh thủ Vũ Mạnh Hải nhận định: "Nếu năm nay không mua được BQTH World Cup là quá thiệt thòi cho người hâm mộ Việt Nam, bản thân tôi đang rất sốt ruột. Sự kiện U23 vừa rồi đã nâng tầm bóng đá Việt Nam, bóng đá nội đang trên đà đi lên như thế, việc này chả khác gì dội gáo nước lạnh vào người hâm mộ. VTV nói mua BQTH World Cup có thể lỗ đến 90% nhưng thực tế thì không phải như vậy. Hãy nói về chức năng, VTV là đài truyền hình quốc gia, phục vụ tuyên truyền cho hình ảnh đất nước mà bây giờ World Cup là sự kiện mang tầm thế giới nhưng lại không mua được BQTH thì VTV cần xem lại chức năng của mình. Ngay cả các nước láng giếng như Lào, Campuchia… cũng đã có BQTH rồi mà Việt Nam không có thì phải đặt dấu hỏi lớn. Lý do VTV đưa ra là không thuyết phục".

Nhà báo Huy Thọ, nguyên Phó Tổng thư ký Tòa soạn Báo Tuổi Trẻ, phân tích: "FIFA đã bán xong BQTH World Cup 2018 từ cách đây 4 năm với giá gần 2 tỉ USD. Nếu lấy bảng giá quảng cáo trên VTV cách đây 4 năm mà tính thì cũng thấy con số chục triệu USD chả là gì cả. Cụ thể, trong đợt cúp thế giới 2014, giá quảng cáo một spot (30 giây) ở giữa trận là 150 triệu đồng (khung giờ 14-20 giờ), 180 triệu đồng ở khung giờ 23 giờ. Vào vòng loại trực tiếp, giá quảng cáo vọt lên đến 200-250 triệu đồng/spot. Đến tứ kết, bán kết và chung kết thì đến 250-300 triệu đồng/spot. Với giá này, khai thác đủ 64 trận với bình quân mỗi trận 10 phút ở giữa trận đấu, VTV thu về khoảng 20 triệu USD! Vậy thì năm nay, cho dù mua hơn chục triệu USD (nếu mua sớm), VTV cũng thừa sức kiếm lãi nếu khai thác giỏi. Tóm lại, đây là một phi vụ kiếm tiền béo bở".

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội, nhìn nhận việc VTV vẫn chưa mua BQTH World Cup có thể ảnh hưởng ít nhiều đến kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương án chuẩn bị hàng hóa và tung khuyến mãi của các siêu thị. Đại diện một công ty hàng điện tử tại Hà Nội cho biết trung bình có những mùa World Cup, công ty tăng từ 70%-80% năng suất bán hàng nhưng năm nay, việc Việt Nam chưa có BQTH World Cup làm ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ, tính đến nay mới chỉ tăng từ 10%-15% so với cùng kỳ những năm bình thường.

Tại các trung tâm, siêu thị điện máy ở TP HCM, sức mua tivi bắt đầu rục rịch nhưng chưa nhiều. Ở những mùa trước, mặt hàng này bán rất chạy, còn đến thời điểm hiện nay cũng chỉ tăng khoảng 20%-30% so với ngày thường vì nhiều người ngóng chờ tin có BQTH World Cup mới tính chuyện đổi, sắm mới tivi. Ông Lê Tuấn Biên (ngụ quận 4, TP HCM) cho biết nhà đã có tivi 32 inch, nhân dịp này cũng muốn đổi tivi lớn hơn để xem bóng đá nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định mua vì VTV chưa có BQTH World Cup 2018.

Trong khi đó, bà Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh Trung tâm Điện máy Thiên Hòa, tự tin dù đến thời điểm này vẫn chưa có BQTH World Cup 2018 nhưng sức mua tivi tại Thiên Hòa đang tăng trưởng tốt khi trung tâm tiếp tục chạy chương trình sự kiện đợt 2 từ ngày 15-6 tới với nhiều ưu đãi để kích cầu, trong đó khách mua tivi còn được trả góp, tặng quà; mua tivi màn hình càng lớn giá giảm càng nhiều hoặc chương trình đổi tivi cũ lấy tivi mới.

Sẽ có bản quyền qua giao thức internet?

Hôm 5-6, bên cạnh việc khẳng định không mua BQTH VCK World Cup 2018 bằng mọi giá, lãnh đạo VTV cũng tiết lộ có một đơn vị đang thương thảo mua quyền phát sóng giải đấu này trên nền tảng internet. Giới chuyên môn dự đoán chỉ 2 đơn vị có độ phủ sóng rộng trên nền tảng OTT là FPT và MyTV đủ sức chạy đua mua bản quyền phát sóng trên internet. (Nhóm Phóng viên - Người Lao Động)

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page