top of page
Ảnh của tác giảSUNNY LAN

Xu hướng Digital Marketing 2019 [P2]

Đã cập nhật: 21 thg 3, 2022

3. Video – Phương thức tiếp thị nội dung cực kỳ quan trọng

Như số liệu từ Google cung cấp thì Việt Nam đứng trong top 5 các nước xem video trên Youtube nhiều nhất trên thế giới, đứng trên cả các nước có nền công nghiệp kỹ thuật số phát triển như Nhật, Hàn, Đài Loan…


Và theo chúng tôi quan sát lẫn số liệu mà Google & Facebook cũng như các bên nghiên cứu thị trường cung cấp thì trong năm qua có 65% các công ty tại Việt Nam đã tăng ngân sách quảng cáo video của họ, và chi phí quảng cáo video trên Youtube cũng tăng, chiếm 16% tổng chi phí quảng cáo trung bình của thương hiệu. Điều này phản ảnh rõ nét sở thích, thói quen tiêu thụ phương tiện truyền thông của Việt Nam.

Điều đó cho thấy video vẫn là phương thức tiếp thị nội dung (content marketing) đứng đầu, phương thức tiếp thị nội dung tốt hơn video chắc chỉ có thể là Video trực tiếp (Live Video).

Để có thể chiến thắng trong cuộc chiến tiếp thị nội dung và tạo cho khách hàng trải nghiệm đáng nhớ, cảm xúc dâng trào và trên hết nhớ về thương hiệu, sử dụng sản phẩm của thương hiệu thì đầu tiên hãy động não để có chiến lược tiếp thị nội dung đúng đắn, đủ mạnh, tập trung vào chất lượng nội dung dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về insights người dùng. Tiếp đến hãy luôn ghi nhớ video phải luôn là điểm khởi đầu khi muốn thực hiện content marketing nhưng phải đảm bảo tính đồng nhất xuyên suốt trong thông điệp truyền tải với các phương thức tiếp thị nội dung khác ở các kênh khác đúng với chiến lược đề ra. Cuối cùng là chọn kênh phù hợp cho nội dung bạn đã tạo ra, tất cả phải nhằm mục đích tạo ra hiệu quả tiếp thị tích cực, và đừng quên đo lường.


Ngoài ra, khi sử dụng live video hay video livestream cũng nên cân nhắc kết hợp với KOLs hoặc Micro-Influencer để tăng sự thu hút, tăng tương tác… điều này nếu thực thi tốt có tác động tích cực không hề nhỏ đến hiệu quả digital marketing đã đề ra. Vì một chiến lược tiếp thị nội dung hiệu quả sẽ giúp thương hiệu tiếp xúc, hỗ trợ tăng trải nghiệm khách hàng ở mọi điểm tiếp xúc trong hành trình khách hàng (customer journey).





4. Tối ưu trải nghiệm trên thiết bị di động

Như chúng tôi đã chia sẻ và các bên khác (kể cả các client) cũng đều thừa nhận rằng các hình thức tiếp thị trên các thiết bị di động (Mobile Marketing) không còn là xu hướng nữa, mà đó là một việc làm bắt buộc mà khi nghĩ tới digital thì buộc phải nghĩ đến mobile kèm theo đầu tiên (Mobile First).


Để thấy tầm quan trọng của mobile marketing, ngoài các số liệu đã được cung cấp ở đầu bài, chúng tôi cung cấp thêm một vài số liệu mới nhất về mobile tại thị trường Việt Nam như sau: có 64 triệu người dùng internet thì số lượng người dùng đồng thời truy cập bằng thiết bị di động là 61.73 triệu người, chiếm 96% người dùng internet & chiếm 64% dân số Việt Nam, trong đó có 72% thường xuyên sử dụng 3G/4G để truy cập internet. Mỗi người dùng mobile truy cập internet trung bình 2.8 giờ/ngày so với 2.4 giờ/ngày của desktop; người dùng có thói quen chạm, sử dụng mobile hơn 150 lần/ngày; trong đó có hơn 80% thời gian là để truy cập mạng xã hội; cùng với việc 88% người dùng thường tìm kiếm địa điểm mà họ sẽ đến trong 24 giờ tới trên mobile …


Tuy nhiên, dù quan trọng là vậy nhưng hầu như còn ít bên quan tâm đến tối ưu trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động. Nhưng điểm bất cập này cũng đã được nhiều thương hiệu, nhà tiếp thị nhận thấy và cải thiện. Đó là lý do vì sao tối ưu trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động lại là một trong các xu hướng digital marketing trong năm 2019.

Điểm cốt lõi của mobile marketing là trang web được tối ưu hóa cho thiết bị di động hay ứng dụng di động. Và thiết kế các trang web thân thiện di động (RWD-Responsive Web Design hay Mobile Responsive Web) hiện nay là phương pháp phổ biến và là một điều bắt buộc.


Và xu hướng chính là áp dụng các công nghệ, kỹ thuật mới hơn để việc tối ưu được tốt hơn. Để tối ưu ngày càng tốt hơn trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động ngoài RWD thì hiện nay web còn cần phải có áp dụng các công nghệ mới mẻ như:


Công nghệ AMP – Accelerated Mobile Pages (tạm gọi là: Tăng tốc độ truy cập dành cho thiết bị di động), công nghệ này được Google phát triển giúp cho người dùng cảm nhận được cảm giác “ngay tức thời” khi click vào web. Nôm na thì thông thường khi người dùng tìm kiếm và click vào web nào đó thì phải đợi tải hết các thành phần nội dung của trang như: text, hình ảnh, video… thì mới xem được nội dung, nhưng với web được hỗ trợ AMP thì người dùng sẽ được xem nội dung của web ngay tức thời vì tất cả đã được Google AMP lưu vào cache.


Công nghệ Progressive Web Application (PWAs – tạm dịch: Ứng dụng web lũy tiến), đây thực ra là các Web App được áp dụng thừa hưởng các tính năng hiện đại của trình duyệt nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động so với web thông thường, để các thiết bị di động có thể tự nâng cấp tạo cảm giác cho người dùng khi sử dụng các web app này giống như sử dụng các ứng dụng thuần (hay còn gọi là Native App) vì chúng có các tính năng tương tự như các ứng dụng thuần: hỗ trợ offline, tải nhanh, bảo mật tốt hơn, có khả năng push notification và trải nghiệm full màn hình không có thanh URL.

Việc nâng cấp, tối ưu này theo Google có thể tăng mức độ ưu tiên hiển thị khi người dùng tìm kiếm, tốc độ tải trang nhanh hơn 1.7 lần, tăng 32% tỉ lệ nhấp & tăng lượt chuyển đổi từ các thiết bị di động.

Ngoài các công nghệ tối ưu trải nghiệm được phát triển bởi ông lớn Google thì việc nghiên cứu để biết thói quen sử dụng ngón tay khi tương tác với màn hình mobile của người dùng để tối ưu trong thiết kế cũng rất quan trọng, thường thì khi tương tác với màn hình di động người dùng chỉ sử dụng các ngón tay như ngón cái và ngón trỏ. Trên đây là hình ảnh về các khu vực mà ngón cái, ngón trỏ của người dùng hay tương tác với màn hình, hy vọng có thể giúp các bạn rút ra được kinh nghiệm để tối ưu thiết kế.


5. Sự phát triển các chỉ số đo lường mới trong thời đại tiếp thị định hướng dữ liệu

Như đã nói lúc đầu, chúng ta đang sống trong thời đại tiếp thị định hướng dữ liệu (data-driven marketing), là thời đại dữ liệu quan trọng hơn, nhiều hơn, chi tiết & cụ thể hơn. Và với việc nắm trong tay nhiều dữ liệu người dùng đồng nghĩa các nhà quảng cáo, các thương hiệu có nhiều cơ hội để có thể có các chỉ số đo lường (metric) sát hơn phù hợp với mục tiêu.


Theo như báo cáo của IAB thì các công nghệ, nền tảng quảng cáo kỹ thuật số ngày càng tiên tiến hơn, tiến bộ hơn nhưng dường như những phương thức đo lường và thống kê (tracking & analytics) thì vẫn như vốn dĩ từ xưa tới nay. Điều này theo IAB là một bất cập to lớn ảnh hưởng tới cả môi trường digital marketing, và quan trọng là các thương hiệu lẫn các nhà quảng cáo dường như cũng biết đến bất cập đó, nên việc áp dụng các chỉ số đo lường mới hơn, sát với mục tiêu tiếp thị hơn, phản ánh đúng nỗ lực tiếp thị hơn chỉ là việc của thời gian. Việc đó theo quan sát của chúng tôi đã và đang xảy ra, dần được các bên coi trọng và có lẽ sẽ là xu hướng trong năm 2019.


Việc áp dụng các chỉ số đo lường (metric) mới trước tiên vẫn phải phụ thuộc vào mục tiêu tiếp thị của các bên, đồng thời cũng phụ thuộc vào sự thay đổi trong mỗi ngành hàng (category) – ngay cả trong cùng một ngành thì việc sử dụng công cụ nào để thực hiện nhằm đạt được mục tiêu cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn chỉ số (metric) nào để đo lường KPIs đặt ra, vì digital hiện nay có quá nhiều công cụ.

Ngoài ra, giữa các thương hiệu trong cùng một ngành cũng có những mục tiêu tiếp thị khác nhau cho dù trong cùng một thời điểm – có bên sẽ xem tối ưu kỹ thuật số để tạo ra hiệu quả là mục tiêu đo lường hàng đầu nhưng có bên sẽ xem giá trị vòng đời khách hàng (LVC – Lifetime Value Customer) là chỉ số đo lường quan trọng nhất.

Theo nghiên cứu của Saleforce thì ngoài các chỉ số đo lường thông thường trước giờ như CPM, CPC … thì chỉ số đo lường ưu tiên của các nhà quảng cáo, các thương hiệu dần tập trung vào các mục tiêu mang yếu tố dài hạn – có 27% chọn đo lường bằng LVC (chiếm vị trí đầu bảng), tiếp đến là những chỉ số khác như: Tỉ lệ chốt đơn thành công (Closed-won Business), các chỉ số liên quan đến phân bổ đa điểm (multi-touch attribution) như ĐIỂM TIẾP XÚC CUỐI CÙNG (LAST-TOUCH ATTRIBUTION) hoặc dùng các chỉ số đo lường của các nền tảng tiếp thị tự động (automation marketing) … Việc đó tất cả những chỉ số này cùng với nắm trong tay nhiều dữ liệu khách hàng sẽ giúp các bên bổ sung được những đánh giá toàn diện hơn về giá trị khách hàng, về hiệu suất, đo lường & phân phổ (Attribution), từ đó giúp đưa ra những chiến lược, chiến thuật tiếp theo phù hợp hơn lấy khách hàng làm trọng tâm.

Tuy nhiên, việc sử dụng các chỉ số đo lường mới cũng có sự khác nhau giữa B2B và B2C – chẳng hạn như B2B sẽ áp dụng các chỉ số đo lường LVC hay liên quan đến CRM, DMPs… cao hơn 1,4 lần so với B2C; và B2C thì sử dụng các chỉ số liên quan đến Nhận diện Thương hiệu (Brand Recognition & Lift) hoặc PHÂN BỔ ĐA ĐIỂM (MULTI-TOUCH ATTRIBUTION) cao hơn B2B.


Lời kết

Thực tế, có thể có nhiều phương thức mà theo nhiều bên có thể trở thành xu hướng trong năm 2019 như: ABM – Account Based Marketing, tương tác bằng giọng nói, hỗ trợ tìm kiếm bằng giọng nói, omnichannel,… Tất cả các phương thức khác đó đều có thể được các bên sử dụng trong năm 2019, nhưng theo quan sát & kinh nghiệm được đúc kết của chúng tôi thì 5 phương thức mà chúng tôi vừa nêu ở trên có khả năng trở thành xu hướng cao nhất trong năm 2019.

Ngoài ra, trong năm 2019 và các năm tiếp theo các bạn sẽ thấy sự phát triển ồ ạt các thiết bị sử dụng công nghệ mới như: SmartTV, Trợ lý kỹ thuật số được kích hoạt bằng giọng nói, các thiết bị công nghệ đeo được (Wearable Devices), VR (Virtual Reality – Thực tế ảo tăng cường)… sẽ mang đến cho các thương hiệu, các nhà quảng cáo cơ hội thú vị để tiếp cận người dùng theo những cách mới hơn.

7 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Cuộc thi AIoT & Smart Cities

[TP.HCM, 2019] Sáng ngày 7/5, lễ công bố cuộc thi cuộc thi AIoT & Smart Cities 2019 đã được tổ chức tại TP.HCM. Với chủ đề “Thông minh...

bottom of page